Thứ Năm, 20 /02/2025 20:01

Chính vì vậy, cần xác định rõ hơn hướng đi của chính sách ASXH phù hợp với kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp tục cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Điều này cần thực hiện thông qua việc phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế theo hướng bao phủ toàn bộ lực lượng lao động. Cải cách hệ thống hưu trí, phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung, trợ cấp hưu trí xã hội; mở rộng và tăng thêm các quyền lợi BHXH ngắn hạn. Nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư quỹ BHXH; khắc phục có hiệu quả rút BHXH một lần. Cùng với đó là phát huy đầy đủ các chức năng của BH thất nghiệp; hỗ trợ DN duy trì việc làm bền vững cho NLĐ, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp; chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp.

Trước hết, ưu tiên hoàn thiện thể chế, chính sách lao động, việc làm đồng bộ, thống nhất; đảm bảo NLĐ có việc làm bền vững và có thu nhập phù hợp; tăng cường chính sách, chương trình hỗ trợ vốn vay tạo việc làm và sinh kế cho các nhóm đối tượng yếu thế, lao động có hoàn cảnh khó khăn. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập; thu hẹp việc làm phi chính thức; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp cho các ngành nghề trong xã hội. Hiện đại hoá kết nối cung cầu lao động, xây dựng CSDL lao động, việc làm điện tử, trực tuyến.

Đây là những yếu tố cơ bản để đảm bảo phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng để đảm bảo ASXH, ổn định xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là ưu tiên phát triển toàn diện con người Việt Nam; xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, chủ động thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Phát triển giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hoá chủ thể đào tạo, khuyến khích và quy định trách nhiệm của DN trong đào tạo nghề nghiệp cho NLĐ.

Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu để xây dựng hệ thống ASXH đa tầng, thích ứng, linh hoạt. Bảo đảm ASXH đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, người có thu nhập thấp, người cao tuổi, người khuyết tật và gia đình có trẻ em. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi; phát triển hệ thống cơ sở và dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi; huy động khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Hoàn thiện chính sách và phát triển dịch vụ trợ giúp khẩn cấp; phát huy khả năng tự khắc phục rủi ro của cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng. Đổi mới tiếp cận, huy động nguồn lực, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng và người dân; xây dựng chính sách, cơ chế quản lý các hoạt động từ thiện, thiện nguyện, quỹ cứu trợ xã hội nhiều cấp độ. Chú trọng tăng cường dịch vụ trợ giúp giải quyết vấn đề bạo lực, bạo hành gia đình, trẻ em bị xâm hại, người cao tuổi, người khuyết tật, kết nối và đẩy mạnh dịch vụ trợ giúp pháp lý. 

Có giải pháp phù hợp ứng phó với vấn đề già hóa dân số, xây dựng cơ cấu dân số hợp lý, phát huy tối đa vai trò của người cao tuổi trong phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; phát triển hệ thống cơ sở và dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi; huy động khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ cơ bản; khuyến khích, ưu đãi phát triển đa dạng các mô hình sản xuất và dịch vụ có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS.

Đặc biệt, cần phát triển BHYT toàn dân và đa dạng hoá các gói BHYT đáp ứng nhu cầu của người tham gia. Chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng; chú trọng chăm sóc sức khoẻ tâm thần; chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ em.

Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp về đất đai, vốn, tín dụng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động tại các KCN, KCX, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thiện cơ chế, chính sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thu hút DN, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân; đảm bảo ATVSTP và ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ suy thoái và ô nhiễm môi trường.

Tăng cường nghiên cứu để phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, liên thông, liên tục, linh hoạt, theo hướng chuyên nghiệp; chú trọng các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục; phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng; phát huy vai trò của gia đình. Phát triển các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; thúc đẩy hợp tác công tư; khuyến khích tư nhân đầu tư và cung cấp dịch vụ xã hội. Đổi mới cung cấp DVC theo hướng hiện đại, hội nhập; quản lý, điều hành, giám sát, đánh giá dịch vụ trên nền tảng số, dữ liệu cá nhân và thông tin định danh cá nhân.

Tập trung thu hút và sử dụng nguồn lực của xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhà nước có chiến lược huy động tối đa nguồn lực tài chính của người dân, xã hội, bên cạnh nguồn lực của nhà nước là chủ đạo để thực hiện chính sách xã hội và phúc lợi xã hội; tăng cường xã hội hóa và hợp tác công tư trong thực hiện chính sách xã hội.

Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội. Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện trong các lĩnh vực chính sách xã hội; số hóa các quy trình quản lý và triển khai thực hiện chính sách; hoàn thiện hệ thống CSDL; Đưa Luật BHXH năm 2024, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHTYT và Luật Việc làm vào cuộc sống…

Bài: TS.Bùi Thanh Quảng

Đồ hoạ: Thanh An