Cần giám sát chặt việc tăng ca
Thứ Năm, ngày 29/06/2023 21:55
ASXHPortalView

Cần giám sát chặt việc tăng ca

Shared facebook
Thứ Ba, ngày 05/04/2022 14:09

Nghị quyết về tăng số giờ làm thêm mới được Ủy ban TVQH thông qua. Nội dung cốt lõi của Nghị quyết là cho phép thời gian làm thêm (tăng ca) không quá 60 giờ/tháng, nhưng tổng thời gian tăng ca không được quá 300 giờ/năm.

Nói cách khác, nếu tăng ca “kịch trần” và liên tục, trong một năm chỉ được tăng ca 5 tháng. Do đó, DN phải chủ động phân bổ quỹ thời gian tăng ca có được hợp lý nhất, có sự đồng ý và tự nguyện của NLĐ, để giải quyết nhu cầu sản xuất cao điểm. Sở dĩ quy định mới về kéo giãn thời gian tăng ca trong tháng, trong năm được gắn với bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 là để ứng phó tình hình thiếu hụt NLĐ tạm thời hiện nay.

Cần giám sát chặt chẽ việc tăng giờ làm thêm trong các DN

Trước năm 2021- áp dụng Bộ luật Lao động 2012, thời gian tăng ca không quá 30 giờ/tháng và tổng thời gian tăng ca không quá 200 giờ/năm. Còn từ 1/1/2021- áp dụng Bộ luật Lao động 2019, thời gian tăng ca kéo giãn thành không quá 40 giờ/tháng và tổng thời gian tăng ca giữ nguyên 200 giờ/năm. Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 chỉ cho phép tăng thêm 10 giờ/tháng (từ 30 giờ lên 40 giờ) so với trước. Rõ ràng, dịch bệnh COVID-19 đòi hỏi sự thích ứng đã khiến chúng ta phải nới “trần” thời gian tăng ca.

Tăng ca nhiều thì NLĐ tăng thu nhập, song vì sao vẫn phải đặt vấn đề “cần giám sát chặt việc tăng ca”?. Thứ nhất, Nghị quyết có nêu rõ những trường hợp “chống chỉ định” với việc kéo giãn thời gian tăng ca, đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan giám sát chặt việc thực hiện. Thứ hai, không ít DN hiện vẫn hụt số lượng lớn NLĐ nên rất cần tăng ca để bù vào; trong khi thu nhập của NLĐ theo giờ làm chính thức (không quá 48 giờ/tuần) không đủ sống do giá cả leo thang, nên cũng muốn tăng ca để bù vào, nên việc giám sát là tất yếu. Và, quy định kéo giãn thời gian tăng ca chỉ “nhằm thích ứng với bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội”.

Theo các chuyên gia, NLĐ làm theo giờ chính thức (không quá 48 giờ/tuần) phải đạt được thu nhập đủ giúp bản thân tái hồi phục sức lao động và ít nhất cũng đủ giúp một đứa con của mình sống, học tập để trưởng thành. Trên thực tế, vì giá cả leo thang, LTT vùng vài năm trở lại đây chưa tăng, nên trạng thái NLĐ đủ sống chỉ với 4 tuần làm việc mỗi tháng (192 giờ) chính thức chỉ là lý thuyết ở thời điểm hiện nay. Do đó, để đủ sống, mỗi tháng NLĐ cần phải làm hơn 4,5 tuần.

Việc tăng giờ làm thêm như trên tạm thời thì được, chứ kéo dài thì NLĐ khó chịu nổi. Vả lại, tính toán mức LTT và hạ nhiệt giá cả để NLĐ đủ sống chỉ bằng giờ làm chính thức mới là bài toán cần sớm hóa giải.

Thanh Giang


Viết bình luận


ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444