Đơn nguyên Thận nhân tạo trực thuộc Khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc (TTYT huyện Tam Dương) hiện có hơn 40 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo định kỳ. Các bệnh nhân phải đến BV 3 lần/tuần để lọc máu và lấy thuốc.
Bị suy thận mạn cách đây 11 năm, hiện nay, đều đặn mỗi tuần 3 lần, chị N.T.T.N (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch) đều đến TTYT huyện để chạy thận nhân tạo. Chi phí cho việc điều trị là trên 10 triệu đồng/tháng (trên 120 triệu đồng/năm). Đây là một số tiền không hề nhỏ đối với nhiều gia đình, đặc biệt đối với những hộ gia đình có kinh tế khó khăn như chị N. Tuy nhiên, nhờ có thẻ BHYT, chị đã được chi trả 100% chi phí điều trị bệnh. Đối với chị, tấm thẻ BHYT thực sự như một điểm tựa và cũng nhờ nó chị mới có thể duy trì được sự sống đến bây giờ.
Chị N. chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi có 6 sào ruộng, song khi tôi bệnh đã bán để lấy tiền chữa trị. Đến nay, tài sản trong nhà không còn gì, mà bệnh tật thì vẫn cứ đeo bám. Song nhờ có thẻ BHYT, 11 năm nay tôi vẫn được duy trì cuộc sống. Với nhiều người, chắc tấm thẻ ngân hàng có giá trị lớn nhất, nhưng với tôi thì tấm thẻ BHYT có giá trị lớn hơn nhiều”.
Điều trị cùng lúc cả bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa đốt sống tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc, chị Lê Thị Nhung (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương) cho hay, trước đây chị đi làm giúp việc, nhưng mấy năm nay bệnh trở nặng nên phải nghỉ ở nhà; thời gian gần đây phải điều trị dài ngày ở BV. Chị Nhung tâm sự: “Sức khỏe tôi yếu lắm, mấy năm gần đây phải ra vào viện thường xuyên. Nếu không có thẻ BHYT thì những người hoàn cảnh khó khăn như tôi không biết lấy đâu ra tiền chữa bệnh!”.
Không chỉ riêng trường hợp chị Nhung, những bệnh nhân đang được điều trị ở đây đều thấm thía, hiểu rõ giá trị của tấm thẻ BHYT.
Hơn 2 năm nay, tấm thẻ BHYT đã giúp ông Nguyễn Văn Thụ (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường) giảm bớt chi phí KCB. Ông Thụ bị suy thận mãn tính, suy tim. Tuy nhiên, nhờ tham gia BHYT, nên gánh nặng về chi phí KCB của ông và gia đình đã giảm rất nhiều. Hơn 2 năm nay, ông được BHYT chi trả 248 triệu đồng tiền KCB.
Tương tự, chị Bùi Thị Tuyền (xã Lãng Công, huyện Sông Lô) cho hay, BHYT đã trở thành “phao cứu sinh” đối với chị, bởi chồng chị mất sớm, gia đình thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn, chị bị ung thư phổi phải nhập viện điều trị. Nhờ có quỹ BHYT chi trả phần lớn, nên gia đình chỉ phải lo tiền đi lại, ăn uống và một phần viện phí.
Để khuyến khích người dân tham gia BHYT, Nhà nước đã thực hiện các chính sách hỗ trợ chi phí tham gia BHYT và nâng mức hưởng khi đi KCB BHYT cho một số đối tượng. Quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được mở rộng nhờ việc thực hiện thông tuyến KCB BHYT và phạm vi thanh toán thuốc, vật tư y tế, kỹ thuật trong danh mục thanh toán BHYT ngày càng đa dạng.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bên cạnh chính sách hỗ trợ chi phí tham gia BHYT cho một số đối tượng, tỉnh luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế, từng bước nâng cao chất lượng KCB BHYT, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Mạng lưới cơ sở KCB BHYT được tăng cường; một số kỹ thuật chuyên môn cao của tuyến Trung ương hiện được triển khai thành công tại các BV tuyến tỉnh, đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, giảm tải áp lực cho các BV tuyến trên; giúp bệnh nhân nói chung và bệnh nhân mạn tính nói riêng có điều kiện chăm sóc sức khỏe ngay từ cơ sở, giảm chi phí điều trị, đi lại, sinh hoạt và được hưởng chi trả BHYT ở mức cao hơn... Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi và khuyến khích ngày càng nhiều người dân tham gia BHYT, như: Nghị quyết số 163 về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2015-2020; Nghị quyết số 17 về việc Quy định chính sách hỗ trợ người tham gia BHYT giai đoạn 2021- 2025.
Từ năm 2015 đến nay, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ BHYT giúp cho 100% người cận nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí. Giai đoạn 2015- 2020, hàng năm có trên 300.000 lượt người được hỗ trợ với tổng số tiền trên 168 tỷ đồng; giai đoạn 2021- 2023, hàng năm có hơn 400.000 người được hỗ trợ với tổng số tiền 213 tỷ đồng.
Để phục vụ nhu cầu KCB của người dân, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Hợp đồng KCB BHYT với 179 cơ sở y tế. 100% TYT xã, phường, thị trấn đã đảm nhận công tác KCB BHYT. Tỷ lệ danh mục kỹ thuật tại tuyến tỉnh trung bình đạt 72,7%; tuyến huyện trung bình đạt 41,7%; tỷ lệ giường bệnh đạt 40,5 giường/vạn dân.
Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT, các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CCHC, chuyển đổi số trong lĩnh vực BHYT. Trong đó, đã triển khai sử dụng đa nền tảng khi thực hiện thủ tục KCB cho người dân bằng CCCD, ứng dụng VssID, định danh điện tử VNeID.
Trong thời gian tới, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện DVC trực tuyến mức độ 4; đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác KCB BHYT; tăng cường công tác đào tạo bác sĩ, nhất là bác sĩ có trình độ chuyên khoa sâu về làm việc tại các cơ sở y tế để nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu KCB BHYT.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, chậm đóng, các hành vi tiêu cực, gian lận trục lợi quỹ BHYT…
Bài: Hà Thủy
Đồ hoạ: Thanh An
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/1/2008 Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khóa X đã nêu rõ: “Phải đổi mới cơ chế phân bổ chi ngân sách cho phát triển xã hội, củng cố và mở rộng hơn nữa hệ thống ASXH” và “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”.
Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã xác định: Phát triển bền vững là vấn đề quan trọng trong kỷ nguyên mới, bao gồm các yếu tố như: Phát triển kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa…
Cùng với chính sách BHXH, chính sách BHYT đã khẳng định vai trò trụ cột quan trọng trong hệ thống chính sách ASXH, thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
BHYT tại Trung Quốc đã trải qua quá trình phát triển từ một hệ thống đơn giản, chủ yếu tập trung vào đối tượng NLĐ tại thành thị, thành một mô hình BHYT toàn dân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho quốc gia có dân số lớn và đa dạng.