Khoảng cách giới ngày càng rút ngắn
Thứ Năm, ngày 29/06/2023 01:16
ASXHPortalView

Khoảng cách giới ngày càng rút ngắn

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 01/12/2022 09:13

Việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới với các chủ đề khác nhau đã đem lại hiệu quả thiết thực và sức lan tỏa ngày càng lớn, góp phần thúc cũng như rút ngắn khoảng cách về giới trên các lĩnh vực.

Báo cáo về khoảng cách giới năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, sau hơn 2 năm dịch COVID-19, các nước sẽ mất tới 136 năm thay vì 100 năm để thu hẹp khoảng cách giới. Điều này đòi hỏi Chính phủ các nước phải nỗ lực nhiều hơn nhằm đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới thực chất. Trong bối cảnh đó, tại Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Với việc chọn chủ đề này, Việt Nam khẳng định những ưu tiên và cam kết trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất.

Theo ông Lê Khánh Lương- Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH), việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, góp phần ổn định chính trị- xã hội. Trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp tăng, NLĐ bị giảm thu nhập, nhu cầu hỗ trợ an sinh xã hội gia tăng. Tác động này đặc biệt nghiêm trọng hơn với nhóm đối tượng yếu thế; những áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống do ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng. Vì vậy, đảm bảo an sinh xã hội và tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái là giải pháp quan trọng để thực hiện bình đẳng giới và tiến tới xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Có thể nói, với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỷ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất cao.

Vì vậy, để xóa bỏ định kiến giới, công tác truyền thông cần được coi là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, từ đó giúp rút ngắn khoảng cách về giới trong các lĩnh vực, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất. Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 cũng đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2025, 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm; đến năm 2030, nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10-15% so với năm 2025. Đây là mục tiêu mà Việt Nam cần phải chú trọng thực hiện đồng bộ ngay từ bây giờ.

Nguyệt Hà


Viết bình luận


ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444