Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội BHXH, BHYT- “Lưới an sinh” quan trọng hỗ trợ người dân
ASXHPortalViewLongForm
Longform

BHXH, BHYT- “Lưới an sinh” quan trọng hỗ trợ người dân

Shared facebook

Trao đổi với phóng viên Tạp chí BHXH, ông Thạch Phước Bình- Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho biết: Theo quan điểm cá nhân tôi, vai trò của chính sách an sinh xã hội là hỗ trợ cho con người, bao gồm các vấn đề về sức khỏe, giáo dục, nhà ở và một số dịch vụ xã hội cơ bản, nhằm bảo vệ con người tránh bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn. Với vai trò quan trọng như vậy, chính sách an sinh xã hội chắc chắn sẽ tác động lớn đến đời sống nhân dân; đặc biệt chính sách BHXH, BHYT sẽ trở thành “lưới an sinh” quan trọng, hỗ trợ người dân vượt qua các rủi ro do ốm đau, TNLĐ-BNN, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động…

* PV: Ông có thể nói rõ hơn về sự hỗ trợ này của chính sách BHXH, BHYT?

- Ông Thạch Phước Bình: Điều dễ nhận thấy trong thời gian qua, đó là chính sách BHYT đã giúp giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với nhóm người yếu thế trong xã hội. Còn chính sách BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hết tuổi lao động hoặc chết- trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội nước ta là chính sách BHXH, BHYT. Với phương châm “khi trẻ đóng- khi về già hưởng” nói đến chế độ hưu trí, hay “người khỏe đóng- người ốm hưởng” nói đến chế độ BHYT- thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro, chia sẻ gánh nặng tài chính với gia đình và xã hội.

Việt Nam hiện có hơn 17 triệu người tham gia BHXH, chiếm 37,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 90 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 90% dân số. Theo định hướng của Đảng và Nhà nước, chúng ta sẽ phấn đấu tiến tới thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân- điều này tiếp tục cho thấy vai trò rất quan trọng của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội đất nước.

* Trong giai đoạn dịch COVID-19, ngành BHXH Việt Nam đã rất nỗ lực thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nói chung và các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ nói riêng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, NLĐ. Ông đánh giá thế nào về vai trò của ngành BHXH Việt Nam trong thực hiện các chính sách này?

- Những nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ nói riêng đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ đánh giá cao. Cá nhân tôi cũng đánh giá cao sự nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam, khi chỉ trong thời gian ngắn, toàn Ngành đã tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời và thuận tiện nhất các chính sách hỗ trợ DN và NLĐ.

Đơn cử, theo báo cáo của BHXH Việt Nam, về việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, chỉ sau 7 ngày, toàn Ngành đã hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN cho 375 nghìn đơn vị SDLĐ, tương ứng 11,238 triệu NLĐ và số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 5 ngày xuống còn 1 ngày làm việc. Về việc thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, trong vòng 5 ngày (đến ngày 5/10/2021), toàn Ngành đã hoàn thành việc gửi thông báo giảm mức đóng (1% xuống 0%) vào quỹ BH thất nghiệp đến hơn 363 nghìn đơn vị SDLĐ, với số tiền điều chỉnh giảm khoảng 7.594 tỷ đồng và đã có khoảng 13 triệu NLĐ được nhận hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp với tổng số tiền hơn 30 nghìn tỷ đồng…

Qua những con số trên cho thấy, BHXH Việt Nam đã tập trung, quyết liệt, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đảm bảo linh hoạt và phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh. Đáng chú ý, toàn Ngành đã phát huy tối đa sức mạnh nội tại về nguồn lực cán bộ, cơ sở vật chất, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thụ hưởng kịp thời, đầy đủ các quyền lợi an sinh. Cùng với đó, phát huy và tăng cường sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm trong việc tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, giúp DN có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

* Qua theo dõi cũng như thực tế giám sát, ông đánh giá thế nào và có kiến nghị gì về việc chuyển đổi tác phong phục vụ và chuyển đổi số mà ngành BHXH Việt Nam đang triển khai?

- Cá nhân tôi đánh giá cao sự chuyển đổi tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ CCVC, NLĐ ngành BHXH Việt Nam. Cần khẳng định, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi tác phong phục vụ người dân, DN; giải quyết, chi trả các chế độ, chính sách kịp thời, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT…

Các nội dung này đã được tổ chức thực hiện rất hiệu quả, góp phần xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, mang lại lợi ích cho toàn xã hội và được xã hội đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt, tôi đánh giá cao Bộ quy tắc ứng xử của CCVC, NLĐ trong hệ thống BHXH Việt Nam (Quyết định số 889/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 và Chỉ thị số 3677/CT-BHXH ngày 20/9/2018 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách TTHC, thực hiện đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của CCVC, NLĐ ngành BHXH Việt Nam). Đây chính là thước đo, là chuẩn mực để các CCVC tự soi mình, phấn đấu chuyển đổi tác phong, lề lối làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân và DN.

Trong hoạt động chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đánh giá BHXH Việt Nam là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng CNTT, dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Trong đó, triển khai hiệu quả các DVC trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông giải quyết TTHC trên Trục dữ liệu quốc gia, triển khai ứng dụng VssID. Đáng chú ý, năm 2021, BHXH Việt Nam đứng thứ 3 trong Bảng xếp hạng và đứng đầu Khối cơ quan Trung ương thuộc Chính phủ. Trong Bảng xếp hạng chuyển đổi số, BHXH Việt Nam có nhiều chỉ số chính đạt thứ hạng cao như: Nhân lực số xếp thứ 1; Hoạt động chuyển đổi số xếp thứ 2; Nhận thức số xếp thứ 3.

Đến nay, BHXH Việt Nam cũng đã hoàn thành cung cấp các DVC mức độ 4 cho tất các TTHC của Ngành, đưa vào sử dụng ứng dụng VssID với quan điểm “lấy người dân, DN làm chủ thể, trung tâm phục vụ”. Với những việc đã làm, tôi tin BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả tốt nhất, hướng đến sự hài lòng của người dân và DN, góp phần đưa chính sách an sinh xã hội thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu, điểm tựa trong cuộc sống của mỗi người dân.

Tuy nhiên, để phục vụ NLĐ, người dân được tốt hơn nữa, theo tôi, toàn ngành BHXH Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa triển khai đồng bộ các giải pháp như: Đồng bộ dữ liệu dân cư, dữ liệu thẻ BHYT và CCCD; đẩy nhanh tiến độ đồng bộ, vận hành hoạt động KCB BHYT bằng thẻ CCCD gắn chip tại tất cả các cơ sở KCB. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao công tác phục vụ, hỗ trợ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn.

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã xác định mục tiêu thực hiện BHXH toàn dân. Và, để đạt mục tiêu này, cần sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp cũng như phải hình thành được “văn hóa BHXH” cho mọi NLĐ. Vậy, theo ông, chúng ta cần làm gì để hình thành “văn hóa BHXH”?

- Như đã nói, BHXH, BHYT là chính sách an sinh lớn của Đảng và Nhà nước ta, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần ổn định cuộc sống người dân, NLĐ. Đây cũng là công cụ đắc lực của Nhà nước để góp phần điều tiết sự chia sẻ cộng đồng, giúp đỡ nhau phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư; đồng thời giảm gánh nặng cho NSNN trong việc chi phí cho lĩnh vực an sinh xã hội.

Để hình thành “văn hóa BHXH” cho mọi NLĐ, người dân, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, chắc chắn đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách động bộ, hướng đến chính sách phải được xây dựng và phát triển bền vững và thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt, cần đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, để mọi người dân biết, hiểu và tích cực tham gia BHXH, BHYT, để không ai đứng ngoài “lưới an sinh”. Đây chính là “văn hóa BHXH” mà tất cả chúng ta cần phải phấn đấu đạt được.

* Trân trọng cám ơn ông!

Vũ Thu (Thực hiện)

Đồ hoạ: Hiểu Thanh


Viết bình luận
Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Thời gian qua, tại một số địa phương, hành vi cấp khống Giấy chứng nhận (GCN) nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan Công an mở chuyên án điều tra. Thậm chí, có nơi, Tòa án đã đưa vụ việc ra xét xử và tuyên mức án nghiêm khắc.

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Không chỉ trục lợi từ việc bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH, một số PK và các đối tượng còn trục lợi bằng việc bán giấy khám sức khỏe, sổ BHXH; lập chứng từ, hồ sơ KCB BHYT khống để trục lợi quỹ BHYT. Đáng nói, có các đường dây bán giấy khống liên tỉnh, nên NLĐ từ địa phương này nhưng có GCN của PK từ địa phương khác.

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Thời gian qua, tình trạng mua bán Giấy chứng nhận (GCN) nghỉ việc hưởng BHXH tại các địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM…) hầu như ngang nhiên tồn tại, đặc biệt nở rộ từ thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19 đến nay. Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh và mạnh tay xử lý dứt điểm tình trạng này.

Ngăn ngừa chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT: Nhiều giải pháp hiệu quả

Ngăn ngừa chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT: Nhiều giải pháp hiệu quả

Trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, tình trạng chậm đóng, trốn đóng chịu ảnh hưởng một phần khá lớn từ diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế và “sức khỏe” của các DN ở từng thời điểm khác nhau.