Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội Sáng tạo để tăng bao phủ BHXH tự nguyện
ASXHPortalViewLongForm
Longform

Sáng tạo để tăng bao phủ BHXH tự nguyện

Shared facebook

* PV: Sau chuyến khảo sát vừa qua, bà đánh giá thế nào về công tác phát triển BHXH tự nguyện tại Việt Nam?

- Bà Himanshi Jain:

Theo tôi được biết, từ năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã có những ưu đãi tài chính cho chính sách BHXH tự nguyện. Điều đó cho thấy cam kết rõ ràng đối với chính sách an sinh này. Với chức năng của mình, BHXH Việt Nam cũng đã triển khai chính sách này một cách rất tuyệt vời và mang lại hiệu quả cao thông qua lượng bao phủ BHXH tự nguyện ngày càng tăng, dù vấp phải nhiều khó khăn như đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các ưu đãi là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở rộng phạm vi bao phủ. Ở Việt Nam cũng vậy, vẫn còn nhiều người dân chưa được tiếp cận với chính sách này, nhất là NLĐ trong khu vực phi chính thức, do họ không có thu nhập ổn định. Điều này đòi hỏi rất nhiều hoạt động thu hút NLĐ tham gia, từ chính sách hỗ trợ, cho đến quá trình triển khai thực hiện chính sách một cách rõ ràng và đầy đủ nhất.

Vừa qua, qua khảo sát tại một số địa phương, chúng tôi thấy có rất nhiều điểm mới. Mỗi địa phương đều có những cách làm riêng để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Nhưng cũng vẫn còn nhiều điều cần phải cải thiện như: Công tác tuyên truyền trực tiếp và mạng lưới tổ chức dịch vụ thu hiệu quả nhưng tốn kém và mất thời gian; tài liệu truyền thông còn  chưa thực sự hấp dẫn và thiếu rõ ràng về mức độ thông tin mỗi người có thể tiếp nhận…

* Theo bà, Việt Nam có những lợi thế và rào cản gì trong phát triển chính sách BHXH tự nguyện?

- Như tôi đã nói, hiện tại Chính phủ Việt Nam đã có sự hỗ trợ về tài chính nhắm vào một số đối tượng như người nghèo, cận nghèo; BHXH Việt Nam cũng đã triển khai nhiều giải pháp để mở rộng độ bao phủ của chính sách. Điều này cho thấy, cả Chính phủ và BHXH Việt Nam đã chú trọng, tập trung cho chính sách này. Đây là lợi thế và cũng là điều kiện tiên quyết để triển khai thành công chính sách BHXH tự nguyện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tại các địa phương có sự liên kết rất chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức xã hội trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, nhất là trong hoạt động truyền thông. Hiện số lượng NLĐ trong khu vực phi chính thức tại Việt Nam rất lớn- đây đều là đối tượng tiềm năng để chúng ta vận động tham gia BHXH tự nguyện… Theo tôi, đây là 3 lợi thế để có thể phát triển chính sách BHXH tự nguyện tại Việt Nam.

Còn đối với rào cản, có một thực tế là người dân Việt Nam thường quan tâm đến lợi ích của lương hưu ở góc độ ngắn hạn hơn là dài hạn như ở độ tuổi 65, 70 tuổi họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Trong khi đó, người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu ở độ tuổi 40-50, nên họ chưa đủ thời gian đóng để về hưu. Do vậy, đây là một trong những rào cản lớn để mở rộng độ bao phủ BHXH tự nguyện. Để giải quyết vấn đề này, cần có phương pháp truyền thông linh hoạt, sáng tạo và kinh nghiệm quốc tế phù hợp.

Một điều nữa tôi muốn đề cập, đó là khoản đóng và thời gian đóng BHXH tự nguyện vẫn còn cao, nên chưa tạo sự hấp dẫn cho người dân, nhất là đối với NLĐ trong khu vực phi chính thức. Bởi, trong cuộc sống, nhiều người phải chi tiêu rất nhiều khoản, nên khi cần trích một khoản tiền tham gia BHXH tự nguyện, khiến họ phải tính toán và đắn đo rất nhiều. Vì vậy, cần linh hoạt trong mức đóng, ưu đãi ngắn hạn như khu vực chính thức và thời gian đóng yêu cầu thấp hơn sẽ nâng cao tính hấp dẫn của chương trình…

* Bà có khuyến nghị gì để tăng diện bao phủ BHXH tự nguyện tại Việt Nam?

- Thành công trong BHXH tự nguyện đã được ghi nhận ở một số quốc gia như: Rwanda, Trung Quốc. Với Rwanda, họ thành công nhờ một số kinh nghiệm như: Xây dựng tài liệu truyền thông mang tính sáng tạo; các thỏa thuận thực hiện cấp huyện, phần thưởng cho thị trưởng để khuyến khích sự hỗ trợ của các quan chức địa phương; đăng ký thông qua các HTX để được khấu trừ đóng góp tự động, củng cố lòng tin và giảm chi phí truyền thông… Thông qua cách thức này, BHXH Việt Nam có thể phân tích, đánh giá để áp dụng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng cần tập trung vào công tác truyền thông sáng tạo với tính nhất quán, liên tục và hiệu quả. Kết hợp giữa truyền thông trực tuyến (thông qua Internet, tivi, loa phát thanh…) và truyền thông trực tiếp đối với một số đối tượng tiềm năng, nhằm củng cố niềm tin của người dân với chính sách. Đồng thời, tăng mức hỗ trợ đóng, linh hoạt hơn nữa trong mức đóng và thời gian đóng cho NLĐ khu vực phi chính thức…

* Vừa qua, Đoàn chuyên gia của WB đã đề xuất 4 hoạt động trong chương trình hỗ trợ BHXH Việt Nam mở rộng bao phủ và hoạt động hiệu quả của BHXH tự nguyện. Bà có thể chia sẻ rõ hơn về 4 hoạt động này?

- Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra 4 hoạt động đề xuất cho BHXH Việt Nam gồm: Lập bản đồ chuỗi triển khai để phân tích môi trường hoạt động của chương trình tự nguyện và đề xuất cải thiện trong chuỗi triển khai; sử dụng phân tích kinh tế lượng để đánh giá tác động của trợ cấp đối với mức độ bao phủ và tính bền vững; khảo sát qua điện thoại kéo dài khoảng 25 phút để kiểm chứng giả thuyết đã thống nhất với BHXH Việt Nam; tăng cường truyền thông về chương trình tự nguyện thông qua xây dựng thương hiệu và tạo tài liệu trực quan, trực giác.

Chuỗi hoạt động trên nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về BHXH tự nguyện tại Việt Nam, từ đó có những đề xuất, giải pháp cụ thể cho việc tăng độ bao phủ và tính hiệu quả của chính sách trong thời gian tới. Ví dụ, chúng tôi đề xuất thực hiện một khảo sát qua điện thoại với khoảng 600 người, với mục tiêu thu thập ý kiến liên quan đến chương trình tự nguyện, từ đó có thể hỗ trợ điều chỉnh Luật BHXH. Hay việc triển khai các giải pháp cụ thể và lâu dài để tăng cường truyền thông như: Xây dựng thương hiệu; chuẩn bị tờ rơi, thể hiện số tiền mà người tham gia có thể nhận được nếu đóng ở các mức khác nhau; xây dựng video để truyền tải cách tham gia và lợi ích của chương trình; xây dựng các chỉ số để đánh giá trải nghiệm khách hàng; tổ chức tham quan học tập ảo với nhóm chăm sóc khách hàng của Rwanda.

* Trân trọng cảm ơn bà!

Thanh Hằng (Thực hiện)

Đồ họa: Hiểu Thanh


Viết bình luận
Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Thời gian qua, tại một số địa phương, hành vi cấp khống Giấy chứng nhận (GCN) nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan Công an mở chuyên án điều tra. Thậm chí, có nơi, Tòa án đã đưa vụ việc ra xét xử và tuyên mức án nghiêm khắc.

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Không chỉ trục lợi từ việc bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH, một số PK và các đối tượng còn trục lợi bằng việc bán giấy khám sức khỏe, sổ BHXH; lập chứng từ, hồ sơ KCB BHYT khống để trục lợi quỹ BHYT. Đáng nói, có các đường dây bán giấy khống liên tỉnh, nên NLĐ từ địa phương này nhưng có GCN của PK từ địa phương khác.

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Thời gian qua, tình trạng mua bán Giấy chứng nhận (GCN) nghỉ việc hưởng BHXH tại các địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM…) hầu như ngang nhiên tồn tại, đặc biệt nở rộ từ thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19 đến nay. Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh và mạnh tay xử lý dứt điểm tình trạng này.

Ngăn ngừa chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT: Nhiều giải pháp hiệu quả

Ngăn ngừa chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT: Nhiều giải pháp hiệu quả

Trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, tình trạng chậm đóng, trốn đóng chịu ảnh hưởng một phần khá lớn từ diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế và “sức khỏe” của các DN ở từng thời điểm khác nhau.