Trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, tình trạng chậm đóng, trốn đóng chịu ảnh hưởng một phần khá lớn từ diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế và “sức khỏe” của các DN ở từng thời điểm khác nhau.
Tỷ lệ bao phủ BHYT ở nước ta đã tiệm cận BHYT toàn dân, trong khi tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXH mới đạt 38%. Vậy, bài học kinh nghiệm nào từ BHYT toàn dân có thể nghiên cứu, tham khảo để áp dụng tiến tới BHXH toàn dân?.
BHXH toàn dân đang trở thành xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Ngay cả các nước có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội chậm hơn ở châu Phi, Liên minh châu Phi vẫn quyết tâm thực hiện cam kết nhằm đạt được an sinh xã hội phổ quát cho tất cả mọi người...
Từ năm 1952, Công ước số 102 của ILO đã đưa ra các chế độ an sinh cơ bản tối thiểu, cần phải có, bao gồm: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, tàn tật, trợ cấp tiền tuất.