“Khoảng cách” giữa chính sách và thực tiễn
Thứ Sáu, ngày 22/09/2023 20:01
ASXHPortalView

“Khoảng cách” giữa chính sách và thực tiễn

Shared facebook
Thứ Sáu, ngày 22/09/2023 09:27

Các quy định pháp luật liên quan đến công khai NSNN, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân vào công tác quản lý nhà nước nói chung và chu trình ngân sách nói riêng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khoảng trống giữa văn bản pháp luật và quá trình triển khai trên thực tiễn.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) và Trung tâm Phát triển và Hội Nhập (CDI) đã công bố kết quả nghiên cứu “Chính sách và thực tiễn về mức độ công khai NSNN và sự tham gia của người dân vào chu trình ngân sách”. Nghiên cứu đã chỉ rõ nhiều vấn đề đáng lưu tâm về mức độ tham gia của người dân vào chu trình ngân sách.

Theo nghiên cứu, với các quy định và hướng dẫn hiện hành, người dân có ít thời gian hoặc không có thời gian tiếp cận, tìm hiểu để có thể tham gia góp ý, phản biện về ngân sách, vì khó có thể xác định được thời điểm công khai tài liệu này. Bên cạnh đó, khoảng thời gian công khai kể từ khi tài liệu được gửi tới đại biểu HĐND tới khi HĐND các cấp họp và ra quyết nghị chỉ có 5 ngày là quá ngắn…

Ông Nguyễn Đức Thành- Trưởng nhóm nghiên cứu của VESS chỉ rõ, việc cải thiện cũng như thực hành tốt về công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh (chủ yếu do sức ép cạnh tranh chỉ số để giữ hình ảnh cho địa phương), chứ chưa lan tỏa xuống các cấp hành chính thấp hơn. Đáng chú ý, hiện chưa có quy định bắt buộc về trách nhiệm của UBND cấp xã về công khai ngân sách xã; chưa có chế tài xử lý vấn đề không công khai/chậm công khai ngân sách, dẫn tới việc này bị xem nhẹ.

Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên cho thấy, việc thực hành công khai tại cấp cơ sở chưa thực sự nghiêm túc; việc công khai tài liệu mang tính chất đối phó, phục vụ cho mục đích khảo sát của nhóm nghiên cứu chứ chưa xuất phát từ mục đích cung cấp thông tin cho người dân. Trong khi đó, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi người dân đóng góp tương đối nhiều vào ngân sách, việc thực hiện công khai ngân sách cấp huyện, xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân, mặc dù vẫn còn một vài hạn chế…

Hiến pháp 2013 đã quy định rõ quyền tham gia trực tiếp và gián tiếp của người dân vào công tác quản lý, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và tham gia vào quá trình phản biện xã hội. Điều 16 Luật NSNN 2015 cũng đã quy định về giám sát ngân sách của cộng đồng. Do đó, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần tuân thủ và thực hiện đúng việc công khai các tài liệu ngân sách theo quy định; đồng thời cần nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về công khai ngân sách cũng như tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác này.

Thái An


Viết bình luận


ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalBoxRight
ASXHPortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444